Đề cương tóm tắt học phần, chương trình sau đại học - LS205

  1. 1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên môn học:                     Phản ứng có hại của thuốc và giám sát trong thực hành dược lâm sàng

(Adverse drug reactions monitoring in clinical pharmacy practice)

Tên học phần:                    Phản ứng có hại của thuốc và giám sát trong thực hành dược lâm sàng

(Adverse drug reactions monitoring in clinical pharmacy practice)

Mã số học phần:                 LS205

Bộ môn giảng dạy chính:    Dược lý              

Bộ môn phối hợp:              Trung tâm DI & ADR Quốc gia

Đào tạo trình độ:                Thạc sĩ

Nhóm ngành học:               Dược lý và dược lâm sàng

Loại học phần:                   Tự chọn

Số tín chỉ:                          02

Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

Seminar

30

20

0

0

10

Các học phần tiên quyết:    Không

  1. 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Phản ứng có hại của thuốc là một trong các biến cố bất lợi quan trọng trong quá trình sử dụng thuốc, có thể gây tổn hại cho người bệnh, tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong và gia tăng chi phí điều trị. Hiểu về cơ chế bệnh sinh, dịch tễ, các biện pháp phát hiện, đánh giá và xử trí phản ứng có hại của thuốc là kiên thức nền tảng của công tác giám sát phản ứng có hại của thuốc, được coi là 1 trong các nhiệm vụ trọng tâm của dược sĩ lâm sàng.

Nội dung của học phần bao gồm 2 phần chính: đại cương về phản ứng có hại của thuốc và một số loại hình phản ứng có hại của thuốc thường gặp (trên gan, thận, xuất huyết tiêu hoá và dị ứng/phản vệ); triển khai hoạt động Dược lâm sàng trong giám sát (phát hiện, đánh giá, xử trí và dự phòng) các phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện.

  1. MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng:

- Phân tích được nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của một số loại ADR (trên gan, thận, xuất huyết tiêu hoá và dị ứng/phản vệ). Đề xuất được các biện pháp xử trí dự phòng và giám sát các ADR.

- Vận dụng được các kiến thức trên để giải quyết tình huống lâm sàng cụ thể và triển khai các hoạt động chuyên môn liên quan đến phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR, truyền thông và giảm thiểu nguy cơ liên quan đến thuốc thông qua các hoạt động của Dược sĩ lâm sàng.

- Xây dựng được động cơ học tập đúng đắn, khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức và thái độ nghiêm túc, trung thực, có đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp.

...

  1. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

Hình thức

Nội dung, tiêu chí đánh giá

 

Tỷ lệ (%)

CĐRHP

[1]

[2]

[3]

[4]

Chuyên cần

Những buổi học được giảng viên tổ chức điểm danh/kiểm diện: học viên tham gia đủ số buổi học theo qui định mới đủ điều kiện tham gia thi hết học phần

 

CLO3.2

Thực hành/ Seminar

- Đánh giá bằng bảng kiểm trong quá trình thực hành/seminar

- Dùng thang điểm 10

- HV phải đạt tất cả các bài TH/seminar

- Đánh giá ngẫu nhiên tối thiểu 2 bài.

- Điểm TH/seminar là điểm trung bình cộng của các bài đã cho điểm.

40

CLO2.1-3

CLO3.1, CLO3.2

Thi hết học phần

Hình thức: Tiểu luận kết thúc học phần

Sử dụng tài liệu

Dùng thang điểm 10

60

CLO1.1-2 CLO3.1, CLO3.2

 7. TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu do giảng viên Bộ môn Dược lý và Trung tâm DI & ADR Quốc gia biên soạn.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Ann Lee (2001), Adverse Drug Reactions, Pharmaceutical Press, 2nd edition.

Aronson JK, et al. (2015), Meyler’s side effect of drugs -The International Encyclopedia of Adverse drug reactions and interactions, 16th edition, Elsevier Science.

Tisdall JE, Miller DA (editors) (2018), Drug induced diseases: prevention, detection, and management, American Society of Health-System Pharmacists, 3rd edition, ASHP publications.

Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh, ban hành kèm theo Quyết định số 29 ngày 05/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.


06-12-2022

82 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL