Đề cương tóm tắt học phần, chương trình sau đại học - LS204
- THÔNG TIN CHUNG
Tên môn học: Nguyên tắc dược lực học và dược động học trong sử dụng kháng sinh (PK/PD principles applied to antibiotherapy)
Tên học phần: Nguyên tắc dược lực học và dược động học trong sử dụng kháng sinh (PK/PD principles applied to antibiotherapy)
Mã học phần: LS204
Bộ môn giảng dạy chính: Dược lý
Bộ môn phối hợp: Không
Đào tạo trình độ: Thạc sĩ
Ngành học Dược lý và dược lâm sàng
Loại học phần: Tự chọn
Số tín chỉ: 02
Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành |
Bài tập |
Seminar |
30 |
24 |
0 |
0 |
6 |
Các học phần tiên quyết: Không
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong bối cảnh gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn yêu cầu các kiến thức và kỹ năng của Dược sĩ trong phân tích và tư vấn lựa chọn, phối hợp, xác định chế độ liều và theo dõi giám sát điều trị kháng sinh phù hợp. Tích hợp kiến thức Dược động học/Dược lực học (PK/PD) sẽ cung cấp các thông tin nền tảng để thiết kế chế độ liều và lựa chọn phác đồ kháng sinh hợp lý trong thực hành lâm sàng.
Nội dung của học phần sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về PK/PD của kháng sinh, các chỉ số PK/PD áp dụng với các nhóm kháng sinh chính, ứng dụng các chỉ số này trong tối ưu chế độ liều, lựa chọn kháng sinh, nghiên cứu phát triển kháng sinh mới, xây dựng phác đồ điều trị và tối ưu liều trong trường hợp nhiễm khuẩn ở bệnh nhân nặng và dự phòng kháng thuốc.
- MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
- Giải thích được các chỉ số PK/PD của một số nhóm kháng sinh chính trên cơ sở vi sinh, dược động học, dược lực học, mô hình hóa PK/PD.
- Thiết kế được chế độ liều trong sử dụng các kháng sinh betalactam, aminoglycosid và fluoroquinolon dựa trên các dữ liệu dược động học và dược lực học
- Phân tích được các giải pháp chống kháng thuốc, lựa chọn kháng sinh, xây dựng phác đồ điều trị dựa trên nguyên tắc PK/PD
- Ứng dụng được nguyên tắc PK/PD trong đánh giá kháng sinh mới, tối ưu chế độ liều cho bệnh nhân đặc biệt và bệnh lý nhiễm khuẩn cụ thể.
…
- PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
Hình thức |
Nội dung |
Tỷ lệ (%) |
CĐRHP |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
Chuyên cần |
Kiểm tra (điểm danh/kiểm diện): học viên tham gia đủ số buổi học theo qui định mới đủ điều kiện thi hết học phần |
|
CLO3.2
|
Thực hành/ Seminar |
- Đánh giá bằng bảng kiểm trong quá trình thực hành/ seminar - Dùng thang điểm 10 - HV phải đạt tất cả các bài thực hành/seminar - Đánh giá ngẫu nhiên tối thiểu 1 bài. - Điểm thực hành/ seminar là điểm trung bình cộng của các bài đã cho điểm. |
20 |
CLO1.1, CLO1.2, CLO1.3, CLO1.4, CLO2.1, CLO2.2, CLO2.3, CLO2.4, CLO3.1, CLO3.2 |
Thi hết học phần |
Hình thức: Tiểu luận kết thúc học phần Sử dụng tài liệu Dùng thang điểm 10 |
80 |
CLO1.1, CLO1.2, CLO1.3, CLO1.4, CLO2.1, CLO2.2, CLO2.3, CLO2.4, CLO3.1, CLO3.2 |
7. TÀI LIỆU HỌC TẬP:
- Tài liệu do giảng viên biên soạn.
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
- Dipiro J.T (editor) (2011), Pharmacotherapy: A pathophysiologic approach, 8th edition, Mc-GrawHill.
- Golan D.E (editor) (2012), Principles of Pharmacology: The pathophysiological Basis of Drug Therapy, 3rd edition, Lippincott-Williams & Wilkins.
- Koda-Kimble M. A. (editor) (2013), Applied Therapeutics: Clinical use of drugs, 10th edition, Lippincott-Williams & Wilkins.
- Nightingale CH, Ambrose PG, Drusano GL, Murakawa T (2007), Antimicrobial Pharmacodynamics in theory and clinical practice, 2nd edition, Informa Health Care, Inc.
- Owen RCJr, Ambrose PG, Nightingale CH (2005), Antibiotic optimization: concepts and strategies in clinical practice, Marcel Dekker.
- Owen RCJr, Lautenbach E (2007), Antimicrobial resistance: Problem pathogens and clinical countermeasures, Informa Health Care, Inc.
06-12-2022