KHOA HÓA PHÂN TÍCH VÀ KIỂM NGHIỆM THUỐC
I. Tên gọi. - Tên Tiếng Việt: Khoa Hóa Phân tích và Kiểm nghiệm thuốc. - Tên tiếng Anh: Faculty of Analytical Chemistry and Drug Quality Control
I. Tên gọi
- Tên Tiếng Việt: Khoa Hóa Phân tích và Kiểm nghiệm thuốc
- Tên tiếng Anh: Faculty of Analytical Chemistry and Drug Quality Control
- Điện thoại: (024) 38 24 11 10
- Email: hptknt@hup.edu.vn
II. Quá trình thành lập và phát triển
Khoa Hóa Phân tích và Kiểm tra thuốc hình thành từ Bộ môn Hóa Phân tích và độc chất theo quyết định số 485/QĐ-DHN ngày 23/6/2022 của Trường Đại học Dược Hà Nội.
Trước cách mạng tháng Tám, Bộ môn nằm trong các khối môn Hóa thuộc Trường Đại học Y Dược Hà Nội, Bài giảng môn Hóa phân tích, Độc chất, Thủy học (Thủy lý) trong chương trình đào tạo Dược sĩ tập trung hệ thống 5 năm. Trong thời kỳ 1945-1954, sơ tán về chiến khu, Trường triển khai tiếp tục đào tạo tập trung cho quân đội kháng chiến. Năm 1954, Trường trở về Hà Nội, môn hóa phân tích được bố trí trong chương trình đào tạo cho các hệ sinh viên Y và Dược các hệ thống chính quy, hàm thụ, quân dược và sinh viên Lào.
Năm 1961, Trường Đại học Dược khoa Hà Nội được tách ra khỏi Trường Đại học Y Dược. Quá trình tách Trường được hoàn thành vào năm 1964. Giai đoạn này Bộ môn thuộc Bộ môn Vô cơ- Phân tích. Năm 1964, Bộ môn cùng đại bộ phận sơ tán về Vùng Biển Động, Lục Ngạn, Bắc Giang. Trong thời gian này, Bộ môn vừa phải triển khai bài giảng tốt với quy mô đào tạo mở rộng theo yêu cầu nhân lực của miền Bắc và chiến trường B, C.
Năm 1966, bộ phận Phân tích dần dần tách khỏi Bộ môn Vô cơ - Phân tích. Đến năm 1968, Bộ môn phân tích chính thức thành lập và liên tục nhiều năm tiếp theo, Bộ môn được bổ sung nhiều giảng viên là các đại biểu, cử nhân hóa học vừa tốt nghiệp ở Liên Xô (cũ) và các xã nước các nghía khác nhau, các trường đại học Dược và Tổng hợp trong nước. Đội ngũ Giảng viên gồm có các thầy/cô Trần Tử An, Trần Ngọc Linh (1965), Nguyễn Tiến Khanh, Nguyễn Thúy Phương, Lê Thị Châm, Bành Như Cương, Đoàn Thị Thục Anh (1966), Trần Văn Tích, Nguyễn Trọng Giao , Huỳnh Văn Hoa (1967), Đặng Thị Sửu, Vũ Văn Vẻ (1968), Phan Kế Tuấn, Nguyễn Thị Hoàng Oanh (1969), Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Như Em (1970). Thời gian tiếp sau đó, các giảng viên Nguyễn Văn Tuyền, Bùi Hoàng Oanh cũng được luân chuyển về Bộ môn.
Bên cạnh các kỳ cựu kỹ thuật của Bộ môn Vô cơ - Phân tích như Nguyễn Văn Yên, Ngô Kim Thoa, Mai Phụng Thọ, Hàn Nguyệt Kim Dung, Trần Thị Hải… đội ngũ được bổ sung thêm các kỹ thuật viên như Mai Thị Song An, Nguyễn Thị Tuyền, Nguyễn Bá Nga, Vũ Thị Hằng, Bùi Thị Huyền, Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị Láng.
Trong suốt những năm 1964-1973, các giảng viên và kỹ thuật viên đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ tại các điểm phân tán. Năm 1973, Bộ môn cùng Trường trở về Hà Nội. Sau đó nhiều người được cử đi học tập ở nước ngoài, một số đơn vị mới được sang và chuyển vào Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Phòng nghiên cứu trung tâm được hình thành trên chính cơ sở được chuyển đổi từ Bộ môn sang.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-HĐTDHN, ngày 12/3/2020 của Hội đồng trường Trường Đại học Hà Nội thông qua Chiến lược, kế hoạch phát triển Trường Đại học Dược Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 02/NQ-HĐTDHN, ngày 28/4/2020 của Hội đồng trường Trường Đại học Dược Hà Nội ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Dược Hà Nội (sửa đổi, bổ sung), ngày 23/06/2022, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội đã ký Quyết định số 485/DHN-QĐ thành lập Khoa Hóa Phân tích và Kiểm nghiệm thuốc trên cơ sở Bộ môn Hóa Phân tích và độc chất.
Hiện nay với đội ngũ 19 giảng viên bao gồm 1 PGS.TS. NGUT, 2 PGS.TS, 6 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 6 KTV bảo đảm nhiệm vụ được giao. Lực lượng Giảng viên được đào tạo có hệ thống, nhiều giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, ngày càng có điều kiện tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến.
III. Một số thành tích nổi bật
Về đào tạo:
Các thế hệ giảng viên khoa Hoá phân tích và Kiểm nghiệm thuốc đã tham gia đào tạo hàng vạn Dược sĩ, Cao đẳng Dược và trung cấp Dược.
Khoa đã trực tiếp hướng dẫn cũng như hợp tác với đơn vị ngoài Trường hướng dẫn hàng trăm khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, hơn 150 luận văn thạc sỹ và 16 luận án tiến sĩ ngành Kiểm nghiệm thuốc & Độc chất và hiện có 8 nghiên cứu sinh đang theo học.
Khoa đã biên soạn và in ở nhà xuất bản 15 cuốn giáo trình về phân tích hóa học, độc chất, mỹ phẩm, môi trường. Ngoài ra, một số giảng viên của Khoa cũng là tác giả của một số đầu sách chuyên khảo, tham khảo, đặc biệt một số được các nhà xuất bản có uy tín như Elsevier, Lab Lambert Academic Publishing in.
Về khoa học công nghệ:
Các giảng viên Khoa đã chủ trì và tham gia 3 (nhánh) đề tài cấp Nhà nước, đề tài Nghị định thư; chủ trì của 04 đề tài Nafosted; chủ trì 06 đề tài cấp Bộ và tương đương; chủ trì 18 đề tài cấp Trường đã nghiệm thu đúng thời gian.
Bên cạnh đó, Khoa đã công bố khoảng 200 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước, 29 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh ISI có chỉ số impact factor cao. Lĩnh vực công bố rộng rãi từ lý thuyết tổng hợp như kỹ thuật phân tích, thuật toán thống kê đến các nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng. Các kết quả đạt được đã giúp Khoa luôn dẫn đầu và vượt chỉ tiêu về số giờ nghiên cứu khoa học hàng năm, là niềm tự hào của tập thể viên chức.
Về hoạt động phục vụ cộng đồng:
Các giảng viên của Khoa đã phát huy được thế mạnh chuyên môn trong các hoạt động kết nối cộng đồng, tham gia, thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc tiểu ban Đảm bảo chất lượng, Hội đồng Dược điển, Hội đồng chức danh giáo sư, Hội đồng đánh giá luận án, luận văn, Hội đồng nghiệm thu – đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, hội thảo khoa học công nghệ.
IV. Các hình thức thi đua khen thưởng đã đạt
Khoa Hóa Phân tích và Kiểm nghiệm thuốc:
- Huân chương Lao động hạng Hai (2016)
- Huân chương Lao động hạng Ba (2009)
- 03 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2007, 2013, 2024)
- 10 Bằng khen của Bộ Y tế (2004, 2005, 2008, 2010, 2013, 2015, 2017, 2019, 2021, 2023).
- Bằng khen của BCH Công đoàn Y tế Việt Nam (2005)
- Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc của Trường Đại học Dược Hà Nội: liên tục từ năm 2002
Cá nhân viên chức Khoa:
- Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Dược học quốc gia (Pháp): PGS Phạm Gia Huệ
- Nhà giáo nhân dân: GS. TS Thái Nguyễn Hùng Thu
- Nhà giáo ưu tú: PGS.TS. Trần Tử An, PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh
- Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba: GS.TS Thái Nguyễn Hùng Thu
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: PGS.TS Trần Tử An (1 lần), GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu (2 lần), GVC Trần Văn Tích (1 lần), PGS.TS. Nguyễn Thị Kiều Anh (1 lần)
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế: GS. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu (12 lần), PGS.TS. Vũ Đặng Hoàng (4 lần), PGS.TS. Nguyễn Thị Kiều Anh (4 lần), PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hà (3 lần), TS. Vũ Ngân Bình (2 lần).
- Chiến sĩ thi đua cấp Bộ: GS. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu (5 lần), PGS.TS. Nguyễn Thị Kiều Anh (2 lần), PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hà (1 lần), PGS.TS Vũ Đặng Hoàng (1 lần)
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ: PGS. Phạm Gia Huệ, PGS.TS Trần Tử An
- Huy chương Vì thế hệ trẻ : PGS. Phạm Gia Huệ, PGS.TS Trần Tử An, GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu
- Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Hữu nghị : GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu
- Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam: GS. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu
- Bằng khen của công đoàn Y tế Việt Nam: GS. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu, TS. Đặng Thị Ngọc Lan
- Bằng khen TƯ ĐTN cộng sản Hồ Chí Minh: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
- Bằng khen của TƯ Hội chữ thập đỏ Việt Nam: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
- Danh hiệu "Người tốt-Việc tốt" tiêu biểu của UBND TP Hà Nội : GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu (3 lần).
1. Các Trưởng Khoa/Bộ môn
|
|
---|---|
DS. Phạm Hải Tùng
(1966 - 1968 và 1971 - 1983)
|
PGS. Phạm Gia Huệ (1969 - 1971 và 1983 - 2000) |
|
|
PGS.TS.NGƯT. Trần Tử An
(Từ 2000 - 2007)
|
GS. TS. NGND. GVCC
Thái Nguyễn Hùng Thu
(Từ 2007 - 2016)
|
|
|
TS. GVC. Trần Nguyên Hà
(Từ năm 2016 đến nay)
|
|
2. Các Phó Trưởng Khoa/Bộ môn
- GVC. Trần Văn Tích (2000 - 2006)
- TS. Trần Nguyên Hà (2011-2016)
- PGS.TS.GVCC Phạm Thị Thanh Hà (2011 -2021, 2022 đến nay)
- PGS.TS.GVCC Vũ Đặng Hoàng (2016 đến nay)
V. Các viên chức Khoa hiện nay
|
|
Trưởng Khoa TS. GVC. Trần Nguyên Hà
|
|
Phó Trưởng Khoa PGS. TS. GVCC. Vũ Đặng Hoàng |
Phó Trưởng Khoa PGS. TS. GVCC. Phạm Thị Thanh Hà |
|
PGS.TS.NGƯT.GVCC Nguyễn Thị Kiều Anh |
|
|
|
|
TS. GVC. Nguyễn Lâm Hồng |
TS. GVC. Tống Thị Thanh Vượng |
|
|
TS. GVC. Đặng Thị Ngọc Lan |
ThS.GVC Vũ Tùng Lâm |
ThS. GVC. Nguyễn Thị Thuỳ Linh |
TS. GV. Vũ Ngân Bình |
|
|
TS. GV.Phạm Lê Minh |
|
ThS.GV. Ngô Minh Thuý |
ThS. GV. Nguyễn Thị Mai Hương |
|
|
|
|
KTV. CN. Trịnh Minh Cương |
KTV. DS. Vũ Thị Minh Huệ |
KTV. DS. Ngô Thị Phương Thuý |
KTV. DS. Nguyễn Quang Thắng |
|
|
KTV. DS. Nguyễn Thị Nhung |
KTV. DS. Phạm Đình Triều |
VI. Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn gần đây là:
- Nghiên cứu chiết tách, tinh chế Kaempfefol từ cây Đơn lá đỏ và Conessin từ Mức hoa trắng để làm chất chuẩn phục vụ kiểm nghiệmdược liệu (Đề tài nhánh cấp Nhà nước KC10.16/06-10).
- Đánh giá tương đương sinh học viên nang Cephalexin sản xuất ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ Y tế, 2001- 2003).
- Đánh giá tương đương sinh học của chế phẩm hai thành phần amoclanic sản xuất ở Việt nam (Đề tài cấp Bộ Y tế, 2004 - 2005).
- Xác định một số thành phần có hoạt tính sinh học trong dầu Gấc Việt nam (2006 - 2007).
- Điều tra, đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả các sản phẩm từ nước khoáng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Đề tài cấp Sở KHCN Hà Nội).
- Nghiên cứu chuyển hóa và tương tác thuốc của Aslem (glycyl funtumin hydroclorid) qua hệ enzym cytochrom P450 (Đề tài quỹ Nafosted 2010 - 2012).
- Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích phát hiện thuốc giả bằng phương pháp phân tích quang phổ Raman sử dụng các thiết bị đo phổ Raman để bàn và cầm tay trên 10 hoạt chất (artesunate; lumefantrine;…) (Đề tài nhánh cấp Nhà nước 2013 – 2016).
- Nghiên cứu các thuật toán phân tích phổ hấp thụ của hỗn hợp đa thành phần với công cụ phân tích wavelet (Đề tài quỹ Nafosted 2014 - 2015).
- Đánh giá mức độ ô nhiễm dư lượng kháng sinh và mức độ kháng thuốc của chủng Escherichia coli có trong nước thải công ghiệp dược ở Việt Nam (Đề tài quỹ Nafosted 2015 - 2018).
- Nghiên cứu cấu trúc và đặc tính lý hóa của mạng gel ứng dụng trong bào chế kem bôi ngoài da (Đề tài quỹ Nafosted 2016 - 2018).
- Chủ trì Đề tài cấp Bộ: “Xây dựng phương pháp phát hiện một số dược chất nhóm giảm đau, chống viêm, hạ glucose máu, ức chế PDE-5 trộn lẫn trong chế phẩm đông dược bằng HPTLC và LC-MS/MS”. Đề tài được phê duyệt theo Quyết định số 2500/QĐ-BYT ngày 15/6/2017 của Bộ Y tế; thực hiện từ 2017 đến 2019.
- Tham gia thực hiện (thành viên chính, chủ trì một trong 3 đề tài nhánh) đề tài Nghị định thư với Hoa Kỳ: “Nghiên cứu một số phương pháp phân tích phát hiện nhanh thuốc giả sử dụng các thiết bị phổ hiện đại (phổ Raman, phổ hồng ngoại gần chuyển dạng Fourier và phổ nhiễu xạ tia X - (XRD)” (Quyết định 1676/QĐ-BKHCN ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Chủ trì Đề tài nhánh thuộc đề tài Nghị định thư với Hội đồng Dược điển Hoa Kỳ "Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện thuốc giả bằng phương pháp phân tích quang phổ Raman sử dụng các thiết bị đo phổ Raman để bàn và cầm tay".
- Đang chủ trì Đề tài Quỹ Nafosted: “Đánh giá dư lượng kháng sinh và chất gây nghiện trong nước thải ở một số khu vực tại thành phố Hà Nội”.
Các đề tài cấp cơ sở giai đoạn 2011- 2017
- Định lượng đồng thời cloramphenicol, dexamethason và naphazolin trong chế phẩm thuốc nhỏ mắt Polydoxancol bằng kỹ thuật đạo hàm phổ tỷ đối và trung bình trung tâm phổ tỷ đối.
- Xây dựng phương pháp định lượng ciprofloxacin trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
- Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời ba kháng sinh carbapenem trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
- Xây dựng bài thực hành mẫu bằng hình ảnh (video clip) về định lượng với phương pháp hóa học.
- Xây dựng phương pháp phân tích đồng phân đối quang của ofloxacin bằng phương pháp điện di mao quản.
- Khảo sát, đánh giá các kỹ năng trong các phòng thực hành Hóa tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Định lượng Ciprofloxacin trong chế phẩm và nước tiểu bằng cực phổ xung vi phân.
- Nghiên cứu tác dụng của gan bảo vệ và tác dụng cầm máu của cao chiết xuất từ một số bộ phận sử dụng của cây cám (Bombax malabaricum DC.).
- Build the method of the parsitroral for omeprazol.
- Định lượng Cepoperazon và Sulbactam trong thuốc tiêm bằng phép biến đổi đạo hàm và Fourier phổ tử ngoại.
- Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời Lamivudin, Zidovudin và Nevirapin trong chế phẩm viên nén bằng điện di mao quản.
Chủ trì 18 đề tài cấp Trường giai đoạn 2017-2023
- Xây dựng phương pháp xác định 5-hydroxymethylfurfural trong một số chế phẩm và thực phẩm chức năng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Phát hiện Paracetamol trong thuốc đông dược bằng sắc ký lớp mỏng kết hợp tán xạ Raman tăng cường (TLC-SERC)
- Dựng phương pháp xác định hàm lượng acid okadaic, dinophysistoxin-1 và dinophysistoxin-2 trong hàu bằng LC-MS / MS.
- Xây dựng và đánh giá phương pháp phân tích imipenem và cilastatin trong thuốc tiêm bằng sắc ký lỏng tương tác thân nước .
- Xây dựng phương pháp tách acid amin bằng sắc ký lỏng tương tác thân nước.
- Xây dựng phương pháp định lượngcleistantoxin và cleisindosis D trong quả Chà Chôi bằng HPLC / DAD.
- Xây dựng phương pháp định lượng 5 - hydroxymethylfurfural và cafein trong nước giải khát bằng điện di mao quản.
- Định lượng S-allyl L-cystein trong thành phẩm và bán thành phẩm từ tỏi đen.
- Xây dựng phương pháp chiết xuất, phân lập tinh chế Delta 9 tetrahydrocannabinol từ cây cần sa để làm nguyên liệu thiết lập chất chuẩn.
- Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời Amoxicilin và Sulbactam trong sản phẩm pha chế bằng quang phổ đạo hàm và sắc ký lỏng
- Định lượng cysteine và vitamin B6 trong chế phẩm bằng sắc ký lỏng tương tác nước.
- Khảo sát phát hiện trái phép sibutramine trong dược phẩm giảm cân bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
- Định lượng đồng thời một số acid amin trong chế phẩm bằng các ký hiệu tương tác nước.
.....
31-05-2024