Đề cương tóm tắt học phần, chương trình đào tạo đại học- Dược động học

  1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên môn học:                              Dược động học

                                                   (Pharmacokinetics)

Tên học phần:                              Dược động học

                                                   (Pharmacokinetics)

Mã học phần:                               40

Bộ môn giảng dạy chính:              Dược lý                 

Bộ môn phối hợp:                        Dược lâm sàng

Đào tạo trình độ:                          Đại học

Ngành học:                                  Dược học

Định hướng:                                 (ghi định hướng nếu có)

Loại học phần (bắt buộc/ tự chọn): Bắt buộc

Số tín chỉ:                                    02  

Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):

Tổng số

Lý thuyết

Bài tập

Thực hành

Seminar

30

18

0

12

0

Các học phần tiên quyết:               Không

  1. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Nội dung của môn học bao gồm các kiến thức cơ bản về dược động học các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa thải trừ thuốc và các thông số liên quan, mô hình hóa trong dược động học, tính toán thông số từ dữ liệu nồng độ, dược động học theo đường dùng và chế độ dùng thuốc.

  1. MỤC TIÊU HỌC PHẦN

- Trình bày được các quá trình dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc); khái niệm ngăn, bậc; đặc điểm các mô hình dược động học một ngăn áp dụng với các đường dùng thông dụng trên lâm sàng (đường uống, tiêm tĩnh mạch/truyền tĩnh mạch); đặc điểm của thải trừ bậc 1; đồ thị và phương trình nồng độ thuốc theo thời gian.

- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dược động học, các thông số dược động học, mối liên hệ giữa các thông số dược dộng học.

- Phân tích được các thông tin về dược động học của thuốc trong các tài liệu chuyên môn.

- Biểu diễn được các thông số dược động học đặc trưng của mô hình dược động học 1 ngăn, thải trừ bậc 1, áp dụng với các đường dùng thông dụng trên lâm sàng.

- Thực hiện được các thực nghiệm liên quan đến các quá trình dược động học và biện giải được các kết quả thực nghiệm.

- Xây dựng được phương trình nồng độ thuốc theo thời gian.

- Tính toán được các thông số dược động học đặc trưng dựa trên dữ liệu có sẵn với giả định thuốc tuân theo dược động học 1 ngăn, thải trừ bậc 1 của thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch, đường uống, sử dụng excel; tính toán được chế độ liều thuốc để đạt mục tiêu điều trị từ các thông số dược động học đã cho theo giả định mô hình một ngăn thải trừ bậc 1.

- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức và thái độ nghiêm túc, trung thực, có đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp, có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

         

  1. 6. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Hình thức

[1]

Nội dung, tiêu chí đánh giá

[2]

Tỷ lệ (%)

[3]

CĐRHP

[4]

Chuyên cần

- Kiểm tra (điểm danh/kiểm diện) ngẫu nhiên, không báo trước: SV tham gia được 10 điểm; vắng được 0 điểm

- Nếu SV có > 1 lần kiểm tra thì điểm chuyên cần là điểm trung bình cộng của các lần kiểm tra đã cho điểm.

10

CLO3.2

Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra 1 bài có báo trước theo hình thức trắc nghiệm

- Dùng thang điểm 10

10

CLO1.1, CLO1.2, CLO1.3, CLO1.4, CLO3.2

Thực hành/ Seminar

- Bài 1, 2, 3- đánh giá bằng bảng kiểm trong quá trình thực hành:

+ Điểm kiến thức liên quan đến bài thực hành - 30%

+ Điểm kỹ năng - 50%

+ Điểm thái độ - 20%

- Bài 4, 5, 6- chấm theo các tiêu chí:

+ Kiến thức (chuẩn bị trước thực tập, trao đổi trong thực tập và thảo luận cuối giờ): 20%

+ Báo cáo thực tập theo biểu mẫu: 80%

- Dùng thang điểm 10

- SV phải đạt tất cả các bài thực hành

- Đánh giá ngẫu nhiên tối thiểu 1 bài

- Nếu SV có > 1 bài kiểm tra thì điểm thực hành là điểm trung bình cộng của các bài thực hành đã cho điểm.

20

CLO1.1, CLO1.2, CLO1.3, CLO1.4, CLO2.1, CLO2.2, CLO2.3, CLO2.4, CLO2.5, CLO2.6 CLO3.1, CLO3.2, CLO3.3

Thi hết học phần

Hình thức: Trắc nghiệm

Thời gian: 30 phút

Không sử dụng tài liệu

Dùng thang điểm 10

60

CLO1.1, CLO1.2, CLO1.3, CLO3.2

         

  1. 7. TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Hoàng Thị Kim Huyền (2011), Dược động học: Những kiến thức cơ bản, NXB Y học.

- Bộ Y tế (2016), Dược lý học tập 1, 2, NXB Y học.

- Bộ môn Dược lực-Bộ môn Dược lâm sàng (2021), Thực tập Dược động học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

- Bộ Y tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học.

  1. 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

- Bộ Y tế, Dược Thư Quốc Gia Việt Nam (2015), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. - Bộ Y Tế (2016), Dược động học: Những kiến thức cơ bản, NXB Y học.

- Rowland M., Tozer T. (2006), Introduction to Pharmacokinetics and Pharmacodynamics: The Quantitative Basis of Drug Therapy, Lippincott Williams & Wilkins. 

- Bauer L. (2001), Applied Clinical Pharmacokinetics, McGraw-Hill.


06-12-2022

1004 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL