Kháng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện ở Việt Nam

Trong bối cảnh kháng kháng sinh trở thành một thách thức y tế toàn cầu, dự án "Kháng kháng sinh và các yếu tố liên quan tại một số bệnh viện ở Hà Nội" đã được thực hiện do Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) tài trợ. TS. Lã Thị Quỳnh Liên, bộ môn Quản lý Kinh tế dược (Trường Đại học Dược Hà Nội) đã tham gia vào nhóm nghiên cứu nhằm là đánh giá mối liên quan giữa kiến thức thực hành nhiễm khuẩn bệnh việncủa các nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên vệ sinh) tại một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và một bệnh viện đa khoa tuyến huyện điển hình.

Đây cũng chính là nội dung của Luận án Tiến sĩ mà TS. Liên đã bảo vệ tại Viện Karolinska, Thụy Điển. Đầu tháng 9/2019, TS Liên đã trình bày kết quả nghiên cứu trong buổi sinh hoạt khoa học định kỳ tại Trường.
IMG20190909104031.jpg
TS. Lã Thị Quỳnh Liên trình bày kết quả nghiên cứu trong buổi sinh hoạt khoa học
Nghiên cứu ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người thiệt mạng liên quan đến nhiễm trùng do kháng thuốc. Tổ chức Y tế thế giới và Liên hợp quốc đã gọi kháng kháng sinh là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và nhấn mạnh: kháng kháng sinh cần phải được quản lý khẩn cấp. Để hạn chế sự phát triển và phát tán kháng kháng sinh cần có cách tiếp cận toàn diện từ các lĩnh vực liên quan (‘One Health’ approach).
Việt Nam có tỷ lệ kháng kháng sinh cao và có xu hướng tăng. Bộ Y tế đã chỉ ra một trong những yếu tố quan trọng làm gia tăng kháng kháng sinh ở Việt nam là nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (Healthcare Associated Infection - HAI) là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Tình trạng quá tải, thiếu cơ sở vật chất ở các bệnh viện Việt Nam khiến cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện gặp nhiều khó khăn.
Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng trên đối tượng nhân viên y tế bao gồm:bác sỹ, điều dưỡng và nhân viên vệ sinh. Nghiên cứu đã chỉ ra khoảng trống giữa kiến thức và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên bệnh viện (the know-do gap). Một biện pháp can thiệp có khả thi nhất trong điều kiện hiện naycủa các bệnh viện là: cập nhật thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện cho nhân viên bệnh viện làm cho họ hiểu được tác hại của nhiễm khuẩn bệnh viện, từ đó áp dụng những kiến thức đã có vào thực hành, cải thiện hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí International Journal of Environmental Research and Public Healthnăm 2018. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo toàn văn qua đường link: https://www.mdpi.com/1660-4601/15/7/1549


18-09-2019

87 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL