Thuốc giả - từ thực tiễn đến hành động

Trong hai ngày 29 - 30/10/2012 tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Hội thảo Quốc tế “Thuốc giả - từ thực tiễn đến hành động” được khai mạc.

Tới tham dự hội thảo có các nhà khoa học đến từ các tổ chức quốc tế, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, Tùy viên y tế đến từ Đại sứ quán Hoa kỳ và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp, các đại diện đến từ dự án FSP Mekong, các trường đại học Y Dược, Bộ Y Tế, Bộ Công an, Cục Hải quan...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, thay mặt Bộ Y Tế, Thứ trưởng Cao Minh Quang đánh giá cao Hội thảo được tổ chức đã quy tụ các chuyên gia về Dược học đến từ trong và ngoài nước tham gia chia sẻ kinh nghiệm, ủng hộ Việt Nam và các nước khu vực Đông Dương trong đảm bảo chất lượng thuốc và từng bước hội nhập với Khu vựcThế giới. Theo Thứ trưởngvấn đề thuốc giả gây hại ở hai phương diện, đó là: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà sản xuất, các hãng dược phẩm chân chính và gây tác hại cho người dùng thuốc. Nếu thuốc giả không chứa dược chất hoặc chứa không đủ hàm lượng dược chất, người bệnh sử dụng có thể làm bệnh nặng thêm và thậm chí dẫn đến tử vong.
Theo thống kê của Viện kiểm nghiệm Trung ương, số lượng thuốc giả được phát hiện trong năm 2011 tại Việt Nam là 31 mẫu trong đó 11 loại thuốc tân dược, bao gồm cả thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước. Thuốc giả chiếm tỷ lệ 0,09% mẫu lấy để kiểm tra chất lượng. Theo Bộ Y tế số liệu trên đây chưa bao gồm các mẫu thuốc giả mạo do công an, Quản lý thị trường phát hiện. Cũng trong năm 2011, Bộ Y tế tiến hành lấy 48.261 mẫu thuốc đã phát hiện 940 mẫu không đảm bảo chất lượng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thuốc giả là sản phẩm được sản xuất và dán nhãn dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo về nguồn gốc và lai lịch sản phẩm. Điều này có thể xảy ra đối với cả biệt dược lẫn thuốc generic, các sản phẩm giả mạo có thể dược chất sai hoặc không có dược chất, không đủ lượng dược chất hoặc bao gói giả mạo. hiện nay thuốc giả đã bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, nhất là khi kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì tình trạng thuốc nhái nhãn hiệu phổ biến ngày càng nhiều. Tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng diễn biến phức tạp, thuốc kém chất lượng ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được.Theo thống kê, hiện nay mỗi năm trên thế giới có khoảng 200.000 người tử vong do thuốc giả.
Trước thực trạng này, tại Hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận 3 vấn đề cơ bản: Thuốc giả từ thực trạng toàn cầu đến các vấn đề của địa phương; Đảm bảo an toàn phương pháp kiểm nghiệm chất lượng và Hoạt động quản lý trong phòng chống thuốc giả là sự cần thiết của mạng lưới chống thuốc giả khu vực. Bên cạnh đó, tại hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận chia sẻ các kinh nghiệm trong việc quản lý thuốc và phòng chống thuốc giả với mục đích tăng cường sự hiểu biết về thuốc giả và các hệ lụy do thuốc giả gây ra, qua đó góp phần giúp Việt Nam và các nước trong Khu vực tiếp cận một cách tổng thể và khoa học hơn về vấn nạn này.
Một số hình ảnh trong Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang phát biểu khai mạc hội thảo

PGS.TS Nguyễn Đăng Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy-Phó Hiệu trưởng, quản lý và điều hành thay mặt lãnh đạo trường Đại học Dược Hà Nội phát biểu chào mừng các nhà khoa học, các đại biểu về dự hội thảo

Các đại biểu về dự hội thảo quốc tế: Thuốc giả - từ thực tiễn đến hành động

Báo cáo của TS Nguyễn Tuấn Dũng - Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Đoàn chủ tịch điều hành hội thảo chiều ngày 29.10, từ trái qua phải PGS.TS Thái Nguyễn Hùng Thu; TS Hanh Dufat; TS Trần Viết Hùng

Ngài Jean Noel Poirier, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại sứ quán CH Pháp tại Việt Nam phát biểu tại lễ bế mạc hội thảo

Đoàn chủ tịch điều hành hội thảo sáng ngày 30.10.2012

Bà Claire Pierangelo, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam

Đoàn chủ tịch điều hành hội thảo sáng ngày 29.10.2012

PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội phát biểu bế mạc hội thảo


18-01-2016

45 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL