Sự kiện sinh hoạt khoa học chuyên đề chuyên sâu năm 2021 với chủ đề “Bệnh học và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị bệnh phổi mô kẽ”

Bệnh phổi mô kẽ là một trong những bệnh lý hô hấp ít được quan tâm từ trước đến nay do tỷ lệ mắc bệnh thuộc nhóm hiếm, theo thống kê tại Mỹ (1988-1990)80,9/100.000 nam và 67,2/100.000 nữ, tại Pháp (năm 2017), tỷ lệ hiện mắc là 97.9/100000 dân và tỷ lệ mới mắc là 19.4/100000/năm. Chi phí cho điều trị >10.000 euro/năm/BN và tăng lên nếu có bệnh mắc kèm. Bệnh phổi mô kẽ do khoảng 200 nguyên nhân khác nhau, là một bệnh mãn tính và một số trường hợp tiến triển rất nhanh gây xơ hóa tổ chức kẽ phổi, không hồi phục, Suy giảm sự trao đổi khí ở phổi dẫn đến tử vong. Ví dụ: xơ phổi vô căn có tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm còn thấp hơn một số loại ung thư và chỉ nhiều hơn ung thư phổi và ung thư tụy. Chẩn đoán bệnh và điều trị đòi hỏi cần phải có hội chẩn đa chuyên ngành với sự tham gia của các bác sỹ hô hấp, cơ xương khớp, miễn dịch dị ứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, dược sỹ...​ 

Hiện nay các phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là tìm các nguyên nhân gây bệnh để hạn chế nguồn tiếp xúc như khói bụi, yếu tố dị nguyên hay các nguyên nhân tự miễn điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học hoặc thậm chí là tế bào gốc... Sau cùng, bệnh nhân chỉ được chăm sóc giảm nhẹ hoặc phục hồi chức năng. Thuốc kháng xơ Nintedanib và Pirfenidone cho thấy hiệu quả và an toàn trong điều trị xơ phổi vô căn. Theo hướng dẫn điều trị IPF của ATS/ERS/JRS/ALAT năm 2015, cả hai đều được khuyến cáo sử dụng trong điều trị xơ phổi vô căn. Trong đó chỉ có Nintedanib được Cục Quản lý dược -Bộ y tế phê duyệt năm 2019 với chỉ định xơ phổi vô căn, đem lại hi vọng cho nhóm bệnh này. Tuy nhiên vì là một thuốc điều trị đích (Nintedanib làm thay đổi các cơ chế liên quan đến quá trình xơ hoá, đây là chất ức chế tyrosine kinase phân tử nhỏ, tác động lên các thụ thể như thụ thể yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu ( PDGFR ) α và ß, các thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGFR) và các thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGFR) với chỉ định trong cả điều trị Ung thư phổi không tế bào nhỏ và xơ phổi vô căn, thuốc có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn và buồn nôn. Các tác dụng phụ này có thể được điểm soát nêu như được dự đoán trước, đề phòng và giảm liều thuốc kháng xơ nếu cần...

Trường Đại học Dược Hà Nội đã phối hợp cùng Công ty TNHH Boehringer Ingelheim Việt Nam tổ chức Chương trình trực tuyến qua Zoom với chủ đề “Bệnh học và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị bệnh phổi mô kẽ” từ 14:00-17:00 ngày 16/11/2021.

Hội thảo có sự tham dự của PGS. TS Nguyễn Hoàng Anh (Giám đốc Trung tâm DI&ADR Quốc gia, trường Đại học Dược Hà Nội) và TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Phổi trung ương).Chương trình trực tuyến có sự tham gia của hơn 60 dược sĩ, bác sĩ và học viên sau đại học với mong muốn cập nhật thông tin y khoa dược khoa trong chẩn đoán và sử dụng thuốc chống xơ hợp lý trong điều trị bệnh phổi mô kẽ nói chung và bệnh xơ phổi vô căn nói riêng.

Một vài hình ảnh và clip một số bài trình bày tại Chương trình

 ảnh 1.jpg

ảnh 2.jpg
ảnh 3.jpg





23-11-2021

29 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL