CHÚC MỪNG CÁC NHÀ GIÁO ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN CHỨC DANH PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2021

Ngày 30/3/2022, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã có Quyết định số 16/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021. Trong đợt này, Trường Đại học Dược Hà Nội có 4 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, gồm:

 ​1.TS. Phạm Thế Hải, giảng viên bộ môn Hóa Dược

2. TS. Nguyễn Văn Hải, giảng viên chính bộ môn Công Nghiệp dược

3 3.TS. Vũ Đình Hòa, giảng viên chính bộ môn Dược lâm sàng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc

4. 4.  TS. Trần Thị Hải Yến, giảng viên bộ môn Bào chế

Đây là vinh dự, là kết quả của cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của các thầy cô. Trường Đại học Dược Hà Nội xin nhiệt liệt chúc mừng thành công của các thầy cô được công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư năm nay và xin chúc các thầy cô tiếp tục thành công trong sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình.

Thông tin về các nhà giáo được công nhật đạt chuẩn chức danh phó giáo sư của Trường năm 2021:

 1. Tiến sĩ Phạm Thế Hải

Picture1.jpg

Tiến sĩ Phạm Thế Hải nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Hóa dược năm 2013 tại Khoa Hóa-Dược, ĐHTH Central de Las Villas, cộng hòa Cu-Ba.

Về công tác tại Trường từ năm 2014, TS. Phạm Thế Hải cho đến nay đã công bố 71 công trình khoa học, trong đó có 52 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế.

Hướng nghiên cứu hiện nay của TS. Phạm Thế Hải bao gồm:

1- Nghiên cứu thiết kế cấu trúc và sàng lọc tìm kiếm hoạt chất mới phù hợp để phát triển thành thuốc.

2- Phát triển các công cụ, phương pháp nghiên cứu tin sinh - hóa tin học hiệu năng cao, ứng dụng trong nghiên cứu và phát triển thuốc mới cũng như các ngành liên quan sức khỏe.

 2. TS. Nguyễn Văn Hải

Picture2.jpg


Tiến sĩ Nguyễn Văn Hải nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Hóa dược - Dược liệu năm 2014 tại Học viện Hóa dược quốc gia Xanh Pê-téc-bua (nay là Đại học Hóa dược quốc gia Xanh Pê-téc-bua), Liên bang Nga.

Về công tác tại Trường từ năm 2009, TS. Nguyễn Văn Hải cho đến nay đã có 02 bằng độc quyền sáng chế; 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích; công bố 70 bài báo khoa học, trong đó 07 bài đăng trên tạp chí quốc tế; hướng dẫn 04 luận văn thạc sĩ dược học; xuất bản 07 cuốn sách phục vụ đào tạo, trong đó 02 cuốn là chuyên khảo biên soạn từ kết quả nghiên cứu; chủ trì 02 đề tài cấp cơ sở và 01 dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.

Hướng nghiên cứu hiện nay của TS. Nguyễn Văn Hải bao gồm:

1. Tìm kiếm hợp chất mới để làm thuốc;

2. Xây dựng, cải tiến quy trình công nghệ tạo nguyên liệu làm thuốc.

 3. TS. Vũ Đình Hòa

Picture3.jpg


Tiến sĩ Vũ Đình Hoà, nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Dược lý lâm sàng năm 2013 tại khoa Dược, trường Đại học Groningen, Hà Lan.

Về công tác tại Trường từ năm 2005, TS. Vũ Đình Hoà đã công bố 87 công trình khoa học trong đó có 22 công trình trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Hướng nghiên cứu hiện nay của TS. Vũ Đình Hoà gồm có:

1. Nghiên cứu Dược động học, mô phỏng Dược động học/Dược lực học và tối ưu hoá điều trị dựa trên tiếp cận cá thể và quần thể.

2. Nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện các can thiệp nhằm nâng cao tính hợp lý và an toàn trong sử dụng thuốc.

4. TS. Trần Thị Hải Yến

Picture4.jpg



Tiến sĩ Trần Thị Hải Yến nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và Bào chế năm 2010 tại Trường Đại học Y khoa số 1 Matxcơva mang tên I.M. Sechenov.

Về công tác tại Trường từ năm 2011, TS. Trần Thị Hải Yến cho đến nay đã công bố 52 công trình khoa học, trong đó có 12 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế, 01 bằng sáng chế.

Hướng nghiên cứu hiện nay của TS. Trần Thị Hải Yến bao gồm:

1. Các hệ vi tiểu phân dùng đường tiêm: Nghiên cứu bào chế hệ nano liposome hướng đích, phức hợp lipid mang các dược chất độc tế bào để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng không mong muốn. Vi cầu phân hủy sinh học chứa dược chất hormon được nghiên cứu bào chế với mục đích giải phóng kéo dài. Phương pháp vi lưu được nghiên cứu ứng dụng bào chế một số hệ phân phối thuốc vi tiểu phân để kiểm soát kích thước tiểu phân.

2. Các hệ phân phối thuốc/ mang thuốc dùng đường tiêu hóa: Nghiên cứu bào chế hệ liposome, proliposome, nano tự nhũ hóa, micell, hệ phân tán rắn, miếng dán niêm mạc miệng để tăng độ tan, cải thiện hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa cho dược chất có sinh khả dụng đường uống thấp, giảm chuyển hóa qua gan lần đầu. Với mục đích giải phóng kéo dài dược chất, giảm số lần sử dụng thuốc, hệ tiểu phân nano polyme, viên nén/pellet giải phóng kéo dài được nghiên cứu.

3. Các hệ vi tiểu phân, mỹ phẩm dùng trên da: Nghiên cứu bào chế hệ nano niosome và phytosome, vi nhũ tương mang các dược chất có nguồn gốc dược liệu, các dược chất giảm đau không steroid để cải thiện hấp thu thuốc qua da. Emulgel, hỗn nhũ tương được nghiên cứu làm mỹ phẩm dùng trên da.


12-04-2022

33 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL