Môn bệnh học-Bệnh gây ra do thuốc năm 2022-2023

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN

 

 

  1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên môn học:                                    Bệnh học – Bệnh gây ra do thuốc

                                                            (Drug-induced diseases)

Tên học phần:                                 Bệnh học – Bệnh gây ra do thuốc

                                                            (Drug-induced diseases)

Mã học phần:                                               

Bộ môn giảng dạy chính:                Y học cơ sở              

Bộ môn phối hợp:                            Dược lý

Đào tạo trình độ:                              Đại học

Ngành học:                                        Dược học

Định hướng:                                      Dược lâm sàng

Loại học phần (bắt buộc/ tự chọn): Bắt buộc

Số tín chỉ:                                          02 

Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

Seminar

30

28

0

0

2

Các học phần tiên quyết: Giải phẫu-Sinh lý, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Bệnh học

  1. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Môn học Bệnh gây ra do thuốc dành cho đối tượng sinh viên định hướng Dược lâm sàng. Môn học này gồm 2 nội dung

- Bệnh học một số bệnh chuyên khoa: cung cấp cho sinh viên những kiến thức về: định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng - cận lâm sàng, biện pháp điều trị và dự phòng một số bệnh: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm gan virus, viêm tụy cấp, đột quỵ não, hội chứng thận hư, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh basedow, hội chứng cushing và suy vỏ thượng thận cấp.

- Bệnh gây ra do thuốc cung cấp cho người học các kiến thức liên quan đến các bệnh lý do thuốc (nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ, xử trí, dự phòng bệnh do thuốc), đồng thời trang bị các kỹ năng nhằm phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng bệnh do thuốc, đánh giá cân bằng lợi ích/nguy cơ trong sử dụng thuốc. Từ đó, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã được cung cấp để giải quyết tình huống lâm sàng trong giám sát bệnh do thuốc hoặc phân tích bệnh do 1 nhóm dược lý cụ thể gây ra trên 1 cơ quan của cơ thể.

  1. MỤC TIÊU HỌC PHẦN

            Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng:

- Trình bày được nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, đường lây truyền, cơ chế bệnh sinh của một số bệnh trong khoa phòng bệnh viện, phân tích được triệu chứng, biến chứng, biện pháp điều trị và dự phòng một số bệnh trong các khoa phòng bệnh viện, trên cơ sở đó vận dụng để phân tích được các ca lâm sàng.

- Phân tích được cơ chế, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp xử trí và giám sát các bệnh do thuốc gây ra thông qua các ca lâm sàng để phục vụ tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

- Rèn luyện được kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng thảo luận nhóm và vận dụng lý thuyết đã học để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn về các bệnh do thuốc ứng dụng trong sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.

  • Xây dựng được động cơ học tập đúng đắn, khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức và thái độ nghiêm túc, trung thực, có đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp.

 4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Hình thức

[1]

Nội dung, tiêu chí đánh giá

[2]

Tỷ lệ (%)

[3]

CĐRHP

[4]

Chuyên cần

- Kiểm tra (điểm danh/kiểm diện) ngẫu nhiên, không báo trước: SV tham gia được 10 điểm; vắng được 0 điểm

- Điểm chuyên cần là điểm trung bình cộng của các lần kiểm tra đã cho điểm.

10

CLO3.2

Kiểm tra TX

- Kiểm tra thường xuyên: 1 bài lượng giá bằng hình thức phân tích ca lâm sàng.

10

CLO1.1, CLO1.2,

CLO2.1, CLO3.1, CLO3.2, CLO3.3

Seminar

- Đánh giá bằng bảng kiểm trong quá trình seminar, dùng thang điểm 10

+ Điểm hỏi/trả lời theo cá nhân - 30%

+ Điểm trình bày/phân tích case theo nhóm - 50%

+ Điểm thái độ tích cực- 20%

- SV phải đạt tất cả các bài seminar

- Đánh giá ngẫu nhiên tối thiểu 1 bài trong số 2 bài.

- Điểm seminar là điểm trung bình cộng của các bài seminar đã cho điểm.

15

CLO1.1, CLO2.1, CLO2.2, CLO2.3, CLO3.1, CLO3.2, CLO3.3

Thi hết học phần

- Hình thức: tự luận

- Thời gian: 90 phút

- Được sử dụng tài liệu

- Đánh giá theo thang điểm 10

65

CLO1.1, CLO2.1, CLO2.2, CLO2.3, CLO3.2

 5. TÀI LIỆU HỌC TẬP

  1. Bộ Y tế (2010) tái bản năm 2021, Bệnh học, Nhà xuất bản Y học.
  2. Bộ môn Y học cơ sở (2022), Tài liệu học tập môn “Bệnh học – Bệnh gây ra do thuốc” (tài liệu phát tay).
  3. Bộ môn Dược lý (2020), Tài liệu học tập Bệnh gây ra do thuốc, Tài liệu do giảng viên biên soạn.

 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Pathology and therapeutics for pharmacists- A basic for Clinical Pharmacy Practice, (2000), 2nd edition, published by the Pharmaceutical Press
  2. Harrison’s Principles of Internal Medicine, 2015, 19th edition, McGraw-Hill Medical Publishing Division.
  3. Current Medical Diagnosis and Treatment, 2013, 52th edition, Lange Medical Books, McGraw-Hill.
  4. Bộ Y tế (2018). Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
  5. Anne Lee (2006). Adverse drug reactions. 2nd edition, Pharmaceutical Press.
  6. Aronson J.K. (2005). Meyler’s side effects of drugs. 15th edition, Elsevier.
  7. Tisdale JE (editor) (2018). Drug induced diseases: prevention, detection, and management. ASHP publications.
  8. Dipiro JT, Talbert R.L., Yee G. C., Yee J.C, Matzke G.R, Wells B.G., Posey L.M. (2017). Pharmacotherapy: A pathophysiologic approach. 10th Edition, The McGraw-Hill Education.


08-12-2022

517 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL