Giới thiệu về BM Vật lý - Hóa lý đến 2021
BỘ MÔN VẬT LÝ- HÓA LÝ
1. Thông tin về bộ môn
Tên tiếng Việt: Bộ môn Vật lý - Hóa lý
Tên tiếng Anh: Department of Physical Chemistry and Physics
Điện thoại: 043.933.07.67
Email: bm.vatlyhoaly@hup.edu.vn
2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1947 ban Dược khoa của Trường Đại học Y Dược được thành lập trong điều kiện trường Đại học Y Dược sơ tán lên vùng chiến khu Việt Bắc. Cơ sở ban đầu của khoa Dược đã có các phòng thí nghiệm lý, hóa, bào chế,… Môn học Vật lý ban đầu do Dược sỹ Vũ Công Thuyết giảng dạy, cho đến năm 1959 Giáo sư Trương Công Quyền đảm nhận giảng dạy môn học này. Nội dung giảng dạy lúc bấy giờ mang tính chất Vật lý Dược, chủ yếu phục vụ thực hành bào chế và kiểm nghiệm.
Hòa bình lập lại, Trường Đại học Y Dược bắt đầu đào tạo Dược sỹ từ năm 1954, lúc đó môn học Vật lý do Dược sỹ Đỗ Tất Lợi giảng dạy. Năm 1957, Giáo sư Hồ Đắc Di, Giám đốc Đại học Y Dược, ký công văn số 339/TCCB "Báo cáo về tổ chức các bộ môn và người phụ trách" gửi Bộ Y tế. Trong đó Bộ môn Dược Vật lý - Toán - Hóa lý - Hóa giao là bộ môn chính thức của trường do Dược sỹ Phạm Vũ Các phụ trách.
Năm 1961, Trường Đại học Dược khoa được tách ra từ Trường Đại học Y Dược. Bộ môn Vật lý - Toán - Hóa lý của Trường Đại học Dược Khoa được thành lập dưới sự lãnh đạo chung của Dược sỹ Nguyễn Duy Cương, trong đó Dược sỹ Phạm Gia Khôi phụ trách phần Vật lý - Toán và Dược sỹ Mai Long phụ trách phần Hóa lý. Giáo sư Phạm Gia Khôi và Phó giáo sư Mai Long là những người có công lao to lớn trong việc xây dựng và lãnh đạo Bộ môn phát triển được như ngày nay.
Năm 1967, Bộ Y tế đã ra quyết định về cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Dược khoa, Bộ môn Vật lý - Toán - Hóa lý được tách thành hai bộ môn Vật lý - Toán và Hóa lý. Đến năm 1974, theo yêu cầu của Bộ Đại học, Bộ môn Hóa lý sát nhập với Bộ môn Hóa Vô cơ thành Bộ môn Hóa Đại cương- Vô cơ - Hóa lý.
Năm 2003, do yêu cầu của thực tế của giảng dạy và nghiên cứu, Tổ môn Hóa lý lại được sát nhập với Bộ môn Vật lý - Toán theo quyết định số 319/DHN-TC ngày 25 tháng 10 của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội. Tiếp đến, ngày 18 tháng 7 năm 2005, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội ban hành quyết định số 174/QĐ-DHN chuyển Tổ môn Toán kết hợp với Tổ môn Tin học để thành lập Bộ môn Toán - Tin học. Từ đó cho đến nay, Bộ môn Vật lý - Hóa lý gồm có hai tổ môn là Vật lý và Hóa lý với biên chế gồm có 10 giảng viên và 4 kỹ thuật viên. Bộ môn có hiện có 02 phòng thực hành và 01 phòng máy được trang bị các máy móc hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3. Những cán bộ đã công tác tại Bộ môn
Kể từ khi được chính thức thành lập, có tổng cộng 65 cán bộ đã từng tham gia công tác tại Bộ môn.
Họ tên cán bộ và thời gian nhận công tác tại bộ môn
|
|||
1956 Phạm Vũ Các
Hà Như Phú
Trịnh T Băng Hồ*
1957 Nguyễn Tiến Ban*
Hoàng Thanh Hà*
Trần Thị Nghiêm*
1960 Vũ Quang Đạo
Phạm Gia Khôi
Mai Long
1961 Đoàn Hữu Khương
1963 Nguyễn Duy Cương
1964 Đào Minh Đức
1965 Vũ Quang Đẩu
Nguyễn Văn Đệ
Đặng Văn Hòa
Nguyễn Trung Phú
Đỗ Ngọc Thanh
Đỗ Thị Kim Chi*
Phạm Thị Mỹ*
1967 Phạm Văn Nguyện
Trần Thành
Đinh Thị Thư
|
1967 Lê Tấn*
1968 Nguyễn Thị Bang
1969 Vũ Tiến Chinh
Phạm Văn Cường
Nguyễn Đình Hiển
Huỳnh Mai
Nguyễn Đình Thành
Nguyễn Văn Thục
Cao Văn Tuyên
Nguyễn Tuyên
Phạm Thị Nhung*
Nguyễn Thị Thanh*
Nguyễn Thị Lý*
Trần Thị Lý*
Trần Thị Mùi*
Phạm Thị Tâm*
1971 Phạm Ngọc Bùng
Phạm Thị Cúc
Nguyễn Văn Phước
Vũ Kim Thành
Nguyễn Thị Thơm
Nguyễn Quang Thường
|
1971 Tạ Văn Tùng
1980 Vũ Văn Quý* 1982 Nguyễn Đức Tùng
1983 Nguyễn Thị Thu
1985 Nguyễn Phan Dũng
1997 Phạm T Hồng Cẩm
2001 Trần Thị Huyền
Nguyễn Anh Vũ
2002 Lê Xuân Kỳ
2003 Đặng T Tuyết Nhung
2004 Võ Quốc Ánh
Hoàng Văn Đức
Vũ Thị Châm*
Đặng Thúy Hồng*
Vương Đức Tâm*
2005 Nguyễn Đức Thiện
2006 Lê Thị Thu Trang
Nguyễn T Thanh Tâm*
2009 Lý Công Thành
2010 Vũ Thị Hồng Hạnh
2011 Đào Văn Nam
2014 Nguyễn Thị Hồng Đức 2020 Lương Thị Thanh Huyền
|
(* : KTV)
4. Chức năng và nhiệm vụ hiện nay
- Biên soạn giáo trình và giảng dạy hai môn học Vật lý đại cương và Hóa lý dược cho các đối tượng sinh viên.
- Đề xuất và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng các phương pháp Vật lý, Hóa lý trong dược học.
Xem thêm tại đây
5. Các thành tích nổi bật
Sách và giáo trình:
1. Hướng dẫn thực hành Hóa lý, NXB Y học và Thể dục thể thao (1964)
2. Hóa lý, Nhà xuất bản Y học Hà Nội (1970)
3. Giáo trình Hóa lý Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội (1997)
4. Giáo trình thực tập Hóa lý, Trường Đại học Dược Hà Nội (1997)
5. Vật lý đại cương, Trường Đại học Dược Hà Nội (1998)
6. Giáo trình Vật lý đại cương, Trường Đại học Dược Hà Nội (2003)
7. Giáo trình thực tập Vật lý, Trường Đại học Dược Hà Nội (2003)
8. Giáo trình Hóa lý dược, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004)
9. Vật lý đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục (2008)
10. Hóa lý dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2014)
10. Hóa lý dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2014)
Một số công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện:
- Nghiên cứu chiết xuất, tinh chế một số hợp chất tự nhiên thuộc nhóm alcaloid, glycozid, steroid, flavonoid.
- Ứng dụng phương pháp quang phổ hồng ngoại và tử ngoại trong nghiên cứu cấu trúc, định tính và định lượng các chất này và một số vitamin, kháng sinh.
- Nghiên cứu chất trao đổi ion sulfo carbon. Ứng dụng chất trao đổi ion trong chiết xuất và tinh chế một số alcaloid
- Nghiên cứu chiết xuất và xác định cấu trúc Dkmycin. Nghiên cứu đông khô kháng sinh và sữa ong chúa.
- Nghiên cứu chiết xuất và tinh chế một số enzym từ cơ tim lợn. Nghiên cứu xác định hoạt tính enzim bằng phương pháp động học xúc tác.
- Nghiên cứu triển khai các phương pháp xác định gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể.
- Nghiên cứu giải pháp tăng độ hòa tan nhằm tăng sinh khả dụng của một số dược chất.
Các nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất:
- Chế tạo máy đo ứng lực của thủy tinh phục vụ sản xuất thuốc tiêm.
- Điện tổng hợp D,L-tetrahydro palmatin, canxi gluconat.
- Điều chế lithi carbonat và sản xuất viên nén Licavi làm thuốc điều trị tâm thần
- Sản xuất thuốc chữa đau dạ dày Gastropan.
- Nghiên cứu sản xuất nấm men giàu Selen.
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vi nang bào chế viên nén Vitamin có độ ổn định và sinh khả dụng cao.
- Nghiên cứu kỹ thuật bào chế và sinh khả dụng của viên nén chứa Rifampicin, Isoniazid và Pyrazinamid.
6. Hướng phát triển học thuật của Bộ môn
- Bộ môn định hướng nghiên cứu ứng dụng các phương pháp Vật lý, Hóa lý hiện đại trong nghiên cứu thiết kế thuốc, triển khai công nghệ dược và đánh giá chất lượng thuốc.
- Bộ môn đang biên soạn giáo trình Vật lý 2 cập nhật kiến thức vật lý ứng dụng cho dược.
- Hoàn thiện giáo trình Hóa lý dược với nội dung kiến thức phù hợp và cần thiết cho dược sỹ. Biên soạn chuyên đề giảng dạy sau đại học về các phương pháp Vật lý - Hóa lý hiện đại ứng dụng trong bào chế thuốc.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chế tạo các hệ vi tiểu phân và siêu vi tiêu phân để bào chế các dạng thuốc mới.
- Tiếp tục nghiên cứu về đánh giá và đảm bảo độ ổn định của thuốc.
Tập thể cán bộ Bộ môn Vật lý - Hóa lý (2010)
Cán bộ của Bộ môn làm việc với chuyên gia nước ngoài những năm 1970.
28-10-2021