Tín hiệu an toàn và khả năng phòng tránh được của phản ứng trên da nghiêm trọng do allopurinol: phân tích từ cơ sở dữ liệu báo cáo Cảnh giác dược tại Việt Nam

Một nghiên cứu mới công bố của nhóm nghiên cứu từ Bộ môn Hóa sinh – Khoa Công nghệ sinh học và Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc & Phản ứng có hại của thuốc (DI & ADR).​

Picture1.png
Allopurinol là thuốc hạ acid uric máu điều trị Gout mạn được sử dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm của thuốc là các phản ứng trên da nghiêm trọng trong đó có hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN, hội chứng Lyell), gây những tổn thương nặng nề trên da, niêm mạc và các phản ứng toàn thân với tỷ lệ tử vong có thể dao động từ 10-50%. Yếu tố di truyền (đột biến gen HLA-B*58:01) ở quần thể người Đông Nam Á nói chung, người Việt Nam nói riêng là yếu tố nguy cơ quan trọng làm gia tăng khả năng xuất hiện biến cố bất lợi này trên bệnh nhân Việt Nam khi dùng allopurinol.

Các tác giả nhóm nghiên cứu Bộ môn Hóa sinh và Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã phân tích các báo cáo về các phản ứng có hại liên quan đến allopurinol được gửi đến và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu báo cáo Cảnh giác dược Quốc gia trong vòng 10 năm (2010-2019). Kết quả cho thấy, tín hiệu an toàn thuốc đã được hình thành với allopurinol và hội chứng SJS/TEN. Hơn 60% ca ghi nhận được đánh giá là phòng tránh được. Chỉ định dùng thuốc hợp lý, tuân thủ mức liều khuyến cáo và kiểm tra tiền sử dị ứng trước đó với allopurinol sẽ giúp dự phòng và giảm thiểu các biến cố bất lợi nghiêm trọng này trong quá trình dùng thuốc.

Kết quả nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh cần lưu ý đến tín hiệu an toàn về phản ứng trên da nghiêm trọng với allopurinol và giảm thiểu tối đa các sai sót trong quá trình dùng thuốc trong thực hành lâm sàng.

Các kết quả nghiên cứu đã được nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Phùng Thanh Hương (Bộ môn Hóa sinh) và PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh (Trung tâm DI&ADR) công bố trên tạp chí Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics tháng 07/2022. Điều đặc biệt là nhóm tác giả có sự tham gia của 2 sinh viên HUP khóa 70 và 71. Xin chúc mừng các tác giả!

Link bài báo: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/jcpt.13740

Abstract

What Is Known and Objective

Allopurinol, the first-line medication for hyperuricemia is well-known for its association with severe cutaneous adverse reactions, especially Stevens-Johnson syndrome (SJS) and toxic epidermal necrolysis (TEN). In the current study, we analysed the Vietnamese spontaneous reporting database to identify signals and preventability of allopurinol-induced SJS/TEN in Vietnam from 2010 to 2019.

Methods

Signal generation was assessed using the case/non-case method. Reporting odds ratios (RORs) and 95% confidence intervals (95% CI) were calculated.

Results

Among 72,822 spontaneous ADR reports submitted to the Vietnam National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Centre, 392 reports were on SJS/TEN, of which, 65 cases (16.6%) were related to allopurinol. The signals of allopurinol-induced SJS/TEN in Vietnam started in 2014 (ROR of 3.531, 95% CI: 1.830–6.810) and annually increased until 2019 (ROR of 11.923, 95% CI: 8.508–16.710). The preventability assessment showed that no allopurinol-induced SJS/TEN case was definitely unpreventable. 61.6% of the SJS/TEN cases were avoidable because they were associated with inappropriate prescribing such as unapproved indications, too high initial dose and even rechallenging in patients with a history of allopurinol allergy.

What Is New and Conclusion

The signals of allopurinol-induced SJS/TEN in Vietnam started in 2014 and annually increased until 2019. Our first report specifically focusing on the ADR preventability of allopurinol showed that correction of medical errors relating to prescription could prevent more than 60% of SJS/TEN cases in Vietnamese allopurinol users. This is a feasible and practical solution, provided that there would be a systematic change in both healthcare systems and public awareness.

Some Key Results:
Picture2.png
Picture3.png


07-10-2022

205 3 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL