Hóa lý Dược - Ngành Dược học - 2021
MÔ TẢ HỌC PHẦN
1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Tên môn học: Hoá lý Dược (Physical Chemistry of Pharmacy)
Tên học phần: Hoá lý Dược (Physical Chemistry of Pharmacy)
Mã học phần: 24
Bộ môn giảng dạy chính: Vật lý- Hoá lý
Bộ môn phối hợp: Không
Đào tạo trình độ: Đại học
Ngành học: Dược học
Định hướng:
Loại học phần: Bắt buộc
Số tín chỉ: 03
Tổng số tiết (tính theo giờ chuẩn):
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành |
Bài tập |
Seminar |
45 |
31 |
14 |
0 |
0 |
Các học phần tiên quyết: Hoá đại cương vô cơ, Vật lý đại cương, Toán thống kê y dược, Hoá phân tích 1
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Môn học Hóa lý Dược cung cấp các kiến thức cơ bản và những nguyên tắc hóa lý ứng dụng trong thực hành và nghiên cứu Dược. Phần lý thuyết đề cập đến các hiện tượng, các khái niệm và các qui luật cơ bản của Hóa lý ứng dụng trong Dược. Phần lý thuyết cũng sẽ đề cập đến tính chất, diễn biến của một số quá trình hóa lý và đặc điểm cấu tạo của một số hệ phân tán. Phần thực hành sinh viên sẽ làm thí nghiệm xác định một số đại lượng hóa lý cơ bản và khảo sát một số đặc điểm, tính chất của hệ.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm và tính chất của các trạng thái, các quá trình và các thông sốhoá lý cơ bản ứng dụng trongngành Hóa dược.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến các trạng thái, các quá trình và các đại lượng hoá lý cơ bản.
- Trình bày được cơ sở lý thuyết và phương pháp xác định các thông số hóa lý cơ bản.
- Trình bày được các ứng dụng của Hoá lý trong ngành Hóa dược.
- Bố trí được thí nghiệm để xác định một số đại lượng hoá lý cơ bảnvà khảo sát một số đặc điểm, tính chất của hệ.
Hình thức [1] |
Tiêu chí đánh giá [2] |
Chuyên cần |
Đi học đầy đủ, có mặt trên 80% số buổi học |
Kiểm tra thường xuyên/ Bài tiểu luận |
Thực hiện 2 bài kiểm tra thường xuyên |
Thực hành |
Sinh viên phải thực hành và đạt yêu cầu cả 7 bài thực hành (thang điểm lượng giá bài thực hành: chấp hành nội qui = 10%; chuẩn bị bài = 20%; thao tác = 30%; kết quả và báo cáo = 40%). Ba bài thực hành sẽ được chấm điểm chi tiết, các bài còn lại chỉ đánh giá đạt hoặc không đạt yêu cầu. Điểm thực hành là điểm trung bình của ba bài chấm điểm. |
Thi hết học phần |
Thi theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính. Thời gian thi 45 phút, số câu hỏi thi 60 câu. |
[1]: Các thành phần đánh giá của học phần
[2]: Tiêu chí đánh giá đạt/ không đạt như thế nào
5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Hình thức [1] |
Nội dung [2] |
Tỷ lệ (%) [3] |
CĐRHP [4] |
Chuyên cần |
Điểm danh trong các buổi học. Sinh viên có mặt 80-90% buổi học: 8 điểm Sinh viên có mặt 90-100% buổi học: 10 điểm Sinh viên có mặt <80% buổi học: Không được thi |
10 |
TĐ 1 TĐ 2 |
Kiểm tra thường xuyên/ Bài tiểu luận |
2 bài kiểm tracó báo trước |
10 |
KT 2, KT 3, KT 4, KT 5, KT 6, KT 7, KT 8 |
Thực hành |
Cả 7 bài thực hành phải đạt. Chấm điểmchi tiết 3 bài, các bài thực hành còn lại chấm điểm đạt hoặc không đạt (thang điểm lượng giá bài thực hành: chấp hành nội qui = 10%; chuẩn bị bài = 20%; thao tác = 30%; kết quả và báo cáo = 40%) |
20 |
KN 1, KN 2, KN 3, KN 4, KN 5, KN 6, TĐ 1 TĐ 2, TĐ 3 |
Thi hết học phần |
Một bài thi trắc nghiệm (thời gian 45 phút, gồm 60 câu hỏi, không sử dụng tài liệu) |
60 |
KT 1, KT 2, KT 3, KT 4, KT 5, KT 6, KT 7, KT 8, |
[1]: Các thành phần đánh giá của học phần
[2]: Liệt kê nội dung đánh giá. Ví dụ: nội dung đánh giá thuộc chương mấy, bài thực tập số mấy, đánh giá những nội dung cụ thể nào (kiến thức, kỹ năng,...)
[3] Tỷ lệ điểm thành phần theo quyết định số 850/QĐ-DHN ngày 08/10/2020 quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học Dược Hà Nội.
[4] ký hiệu chuẩn đầu ra của học phần theo bảng 4.1.
|
Hà Nội, 2021 |
06-12-2022