Chương trình thạc sĩ-Sử dụng thuốc trong điều trị một số bệnh chuyên khoa

Tên môn học: Sử dụng thuốc trong điều trị một số bệnh chuyên khoa(Pharmacotherapy of special diseases)

Tên học phần: Sử dụng thuốc trong điều trị một số bệnh chuyên khoa(Pharmacotherapy of special diseases)

Mã học phần: LS207

Bộ môn giảng dạy chính: Dược lâm sàng

Bộ môn phối hợp: Không

Đào tạo trình độ : Thạc sĩ

Ngành học : Dược học

Loại học phần (bắt buộc/tự chọn) : Tự chọn

Đối tượng giảng dạy: Học viên cao học chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng

Số tín chỉ: 02

Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

Seminar

30

24

0

0

6

Các học phần tiên quyết: Không

MÔ TẢ MÔN HỌC PHẦN

Học phần này giúp học viên sử dụng có hiệu quả các hướng dẫn điều trị cập nhật và các kiến thức chuyên sâu để về sử dụng thuốc trong điều trị, để có thể tham gia vào nhóm đa ngành (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng) lập kế hoạch và triển khai được các biện pháp điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân. Đồng thời, học phần cũng giúp học viên cũng có khả năng phân tích một số vấn đề bất cập trong điều trị vớicác tình huống lâm sàng phức tạp (bệnh nhân có các biến chứng, đợt bùng phát bệnh mạn tính, tình trạng đa bệnh lý, bệnh nhân thuộc đối tượng đặc biệt, bệnh nhân cần cá thể hoá điều trị).​

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

- Học phần này sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến sử dụng thuốc trong điều trị như: phương pháp/kỹ thuật đánh giá bệnh nhân làm cơ sở xây dựng kế hoạch điều trị, mục tiêu điều trị, nguyên tắc/chiến lược/phác đồ điều trị, các lưu ý về cá thể hoá trên bệnh nhân, kế hoạch giám sát điều trị; đồng thời giúp học viên tích hợp với các kiến thức đã được cung cấp trong các môn học khác như sinh lý bệnh, bệnh học, dược lý để phân tích, giải thích cơ sở lý thuyết của các nội dung này.

- Thông qua từng tình huống lâm sàng mô phỏng, học phần cũng giúp sinh viên hình thành các kỹ năng để có thể tham gia vào nhóm đa ngành (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng) lập kế hoạch và triển khai được các biện pháp điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân cũng như phân tích được tính hợp lý về sử dụng thuốc trong các tình huống lâm sàng phức tạp (bệnh nhân có các biến chứng, đợt bùng phát bệnh mạn tính, tình trạng đa bệnh lý, bệnh nhân thuộc đối tượng đặc biệt, bệnh nhân cần cá thể hoá điều trị):

+ Đánh giá được bệnh nhân một cách phù hợp, làm cơ sở xây dựng kế hoạch điều trị.

+ Xác định được mục tiêu và kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân dựa trên các thông tin cập nhật và các kiến thức tích hợp cập nhật và chuyên sâu về sử dụng thuốc trong điều trị để có thể tham gia vào nhóm đa ngành (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng) nhằm lập kế hoạch và triển khai được các biện pháp điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân.

+ Xác định được các vấn đề liên quan đến thuốc về lựa chọn thuốc, liều dùng, cách dùng, ADR, tuân thủ điều trị, giám sát điều trị.

+ Đề xuất được các biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến thuốc phù hợp.

- Học phần giúp học viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian; kỹ năng giải quyết vấn đề, có động cơ học tập và làm việc đúng đắn, nhận thức được nhu cầu cập nhật kiến thức liên tục; rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng pháp luật, trung thực, khách quan. Đồng thời, học phần cũng giúp học viên hình thành khả năng phát triển năng lực cá nhân, tổ chức làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, hình thành năng lực phản biện ý kiến chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc dược.

* Các bệnh lý cụ thể trong chương trình này là 6 bệnh lý nội khoa (thường gặp trên bệnh nhân nặng cần điều trị nội trú ở bệnh viện), thuộc 4 chuyên khoa, bao gồm:

+ Tim mạch-chuyển hóa: suy tim (đợt bùng phát/cấp), đái tháo đường (Quản lý nguy cơ tim mạch)

+ Hô hấp: Hen phế quản (đợt cấp/đợt bùng phát), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (đợt cấp),

+ Tiêu hóa: Xơ gan (biến chứng nặng)

+ Quản lý đau cấp trên BN phẫu thuật và đau trên BN ung thư

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

Hình thức

Nội dung

Tỷ lệ (%)

Chuyên cần

Điểm danh.

0%

Kiểm tra thường xuyên/ Bài tiểu luận

Bài kiểm tra có báo trước, hình thức bài tập/MCQ

0%

Seminar

Chấm điểm và/hoặc chấm đạt/không seminar:

Cách thức lượng giá:

+ Chuẩn bị bài :  60%

+ Tác phong, trình bày:   30%

+ Trả lời câu hỏi/ Thảo luận:   10%

30%

Thi hết học phần

Thi với hình thức tiểu luận hoặc tự luận

70%

TÀI LIỆU HỌC TẬP 

- Hoàng Thị Kim Huyền, J.R.B.J. Brouwers (2012), Dược lâm sàng – những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, tập 1 và tập 2, NXB Y học.

- Thái Nguyễn Hùng Thu, Hoàng Thị Kim Huyền (2012), Cơ sở dữ liệu ca lâm sàng – sách dùng cho đào tạo dược sĩ và chuyên khảo, NXB Y học.

- Tài liệu do giảng viên biên soạn

- Các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế cho các bệnh lý nằm trong chương trình đào tạo, đăng tải trên Thư viện hướng dẫn chẩn đoán điều trị (Cục quản lý khám chữa bệnh), (http://kcb.vn/vanban/huong-dan cập nhật đến thời điểm giảng dạy) (tải miễn phí)


01-06-2022

91 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL