Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng

Khoa Bào chế và Công nghệ dược phẩm là đơn vị chuyên môn, có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý viên chức, người lao động, đào tạo bậc đại học, sau đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyên môn và các hoạt động khác trong các lĩnh vực Bào chế và Công nghệ dược phẩm và các lĩnh vực liên quan.

2. Nhiệm vụ

      Các môn học được phân công giảng dạy

- Đại học: Bào chế và sinh dược học, Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, Bào chế công nghiệp, Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm, Hóa lý, Hóa lý dược, Mỹ phẩm,  GMP&GLP, Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc từ dược liệu, Viên đặc biệt, Bào chế đại cương, Kỹ thuật pha chế một số chế phẩm hóa mỹ phẩm, Công nghệ nano và ứng dụng trong sản xuất thuốc, Sản xuất thực phẩm chức năng

- Sau đại học (cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II, đào tạo lại, nghiên cứu sinh): Sinh dược học bào chế; Nghiên cứu phát triển thuốc thành phẩm; Kiểm soát giải phóng thuốc tại vùng hấp thu tối ưu trong đường tiêu hóa; Ứng dụng một số kỹ thuật hiện đại trong sản xuất dược phẩm; Các môn tự chọn….

        Nhiệm vụ:

a) Quản lý viên chức, người lao động và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa;

b) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm:

- Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ;

- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học/học phần (gọi chung là học phần) liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các học phần của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo;

- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Nhà trường;

- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;

- Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

c) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động Khoa học và Công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức Khoa học và Công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

d) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa;

g) Tổ chức đánh giá viên chức quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá viên chức quản lý trong Trường theo quy định của Bộ Y tế và Nhà trường;

h) Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị; đề xuất bổ sung trang thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học của khoa.

i) Về các nhiệm vụ khác

- Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do Nhà trường giao.

- Tham gia hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng: tham gia soạn thảo và xây dựng các chính sách của ngành, đào tạo theo nhu cầu của xã hội, đào tạo tại địa chỉ, cung cấp các dịch vụ khoa học, các hoạt động thiện nguyện, …


10-10-2022

224 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL