Tiếp Đoàn chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới sang thăm và làm việc tại Trường
Tại buổi tiếp, thay mặt Lãnh đạo Trường Đại học Dược Hà Nội, PGS. TS. Đinh Thị Thanh Hải, Phó hiệu trưởng, Quản lý và Điều hành Trường bày tỏ sự cám ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO từ 2006 đến nay, cụ thể: (i) WHO đã tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho HUP và Bộ Y tế trong xây dựng hệ thống thông tin thuốc và cảnh báo tác dụng có hại của thuốc tại Việt Nam; (ii) Thành lập trung tâm quốc gia về TTT và ADR tại Trường Đại học Dược Hà Nội; (iii) Tư vấn và hỗ trợ HUP trong vận động thành công dự án “Global Fund” với nguồn kinh phí ODA khoảng 7 triệu USD cho giai đoạn 2011-2017; (iv) trong giai đoạn 2016-2020, WHO đã hỗ trợ kỹ thuật cho HUP với 05 dự án DFC trong góp phần nâng cao năng lực đào tạo, NCKH và cải thiện hệ thống ADR.
Sau khi nghe bài trình bày của Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của Thuốc và ý kiến của các thành viên dự án, hai bên đã đồng thuận một số nội dung hợp tác mang tính ưu tiên trong năm 2021 và tài khóa 2022-2023, cụ thể: (i) Tiếp tục tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc trong triển khai các hoạt động cảnh giác dược và thông tin thuốc, xây dựng và phổ biến các nội dung cảnh báo an toàn trong tiêm chủng vaccin COVID19 theo khuyến cáo cập nhật nhất của Tổ chức Y tế thế giới. (ii) Hỗ trợ kỹ thuật trong đổi mới và phát triển chương trình giáo dục, chương trình đào tạo phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực dược lâm sàng và dược cộng đồng.
Kết thúc buổi họp, PGS. TS. Đinh Thị Thanh Hải đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của Thuốc, Bộ môn Dược lâm sàng, Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược phối hợp với phòng HTQT đề xuất danh mục các nội dung DFC dự kiến đề xuất hỗ trợ kỹ thuật của WHO năm 2021 và tài khóa 2022-2023.
Chụp ảnh lưu niệm
06-04-2021