Họp nhóm đối tác tham gia vận động, triển khai dự án "Tiếp cận thuốc thảo dược chất lượng cao ở Việt Nam"

Tiếp theo chuyến thăm HUP vào tháng 4 năm 2017 của Bộ phận phát triển hợp tác Đức (GIZ), Bộ phận phát triển hợp tác Thái Lan (TICA) và các giáo sư đến từ Trường Đại học Chulalongkorn, từ ngày 21-23 tháng 11 năm 2017, Trường ĐH Dược Hà Nội đã tổ chức cuộc họp nhóm đối tác tham gia vận động, triển khai dự án "Tiếp cận thuốc thảo dược chất lượng cao ở Việt Nam" thuộc dự án Polifund với ngân sách tài trợ từ TICA và GIZ tại khuôn viên Trường.
Tham dự cuộc họp lần này, về phía đối tác nước ngoài gồm đai diện Bộ phận phát triển hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Bộ phận phát triển hợp tác quốc tế Thái Lan (TICA) và Trường Đại học Chularlongkorn, về phíacác đơn vị tham gia đào tạo thực hành cho Trường ĐH Dược Hà Nội: Viện Kiểm nghiệm quốc gia, Hiệp hội doanh nghiệp dược, Công ty Dược phẩm Traphaco, Công ty Nam Dược, Công ty CP Dược TW Mediplantex, Công ty CP Dược CP1 cùng với thầy/cô đến từ bộ môn Bào Chế,Viện Công nghệ dược phẩm quốc gia, bộ môn Thực vật, Dược liệu. Nội dung chính của cuộc họp lần này liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo thực hành trong lĩnh vực công nghệ dược phẩm và đảm bảo chất lượng thuốc.
Nhiều cuộc thảo luận, đàm phán để làm rõ các yêu cầu cần hoàn thiện kế hoạch thực hiện đã được các đại biểu từ nhiều bên liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu và các đơn vị thực hành trình bày xuyênsuốt trong suốt đợt họp đặc biệt trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án. Với mục đích đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đưa ra được chương trình học thử nghiệm,.
Kết luận tại cuộc họp, GS.TS. Nguyễn Thanh Bình (HUP) cho rằng do thời gian thực hiện dự án quá ngắn nên cần đề xuất các nội dung hợp lý và có tính khả thi. Đối với một dự án chỉ triển khai trong sáu tháng, nhưng các bên lại mong muốn xây dựng và áp dụng chương trình giảng dạy thử nghiệm là không khả thi. Giáo sư Bình đề nghị các bên cân nhắc rà soát và điều chỉnh hoạt động theo hướng: (1) Dựa trên việc tham khảo các chương trình giáo dục và chương trình đào tạo thực hành đã được thực hiện tại Đức và Thái Lan, dự án nên rà soát và điều chỉnh chương trình đào tạo thực hành hiện đang được triển khai tại HUP; (2) Nên phân khúc và tập trung cải tiến chương trình ở một số nội dung nhất định, không dàn trải (ví dụ: GMP và QA, QC); (3) Việc phối kết hợp giữa Viện – Trường – Doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đào tạo dược sĩ tại Việt Nam là hướng đi của Nhà trường trong giai đoạn tới đáp ứng nhu cầu hội nhập. Thay mặt lãnh đạo HUP, ông bày tỏ sự cảm ơn tới cơ quan hợp tác phát triển Đức và Thái Lan đã quan tâm và hỗ trợ để dự án được triển khai.
• Ông Rabien Dirk, cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ)nói mục tiêu dài hạn của dự án là nhằm nâng cao chất lượng thuốc thảo dược cho người tiêu dùng và ông vui mừng ủng hộ chương trình giảng dạy thử nghiệm này.
• Tiến sĩ Christina, cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) khuyến khích HUP chốt các hoạt động mà GIZ có thể hỗ trợ cho việc mở rộng dự án trong tương lai.
• Bà Vitida Sivakua, Bộ phận phát triển hợp tác quốc tế Thái Lan (TICA) kết luận rằng cuộc họp rất hiệu quả, phía Thái Lan sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ dự án đồng thời đề xuất GS.TS. Nguyễn Thanh Bình phân công cán bộ HUP tham gia làm việc cho dự án..
Kết thúc 3 ngày làm việc hiệu quả, Ban điều phối dự án được đề xuất với đại diện của các đối tác tham gia dự án. Các bên cam kết hợp tác triển khai và đảm bảo mục tiêu cũng như đầu ra mong đợi của dự án.
group.JPG


gr .JPG


09-01-2018

30 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL