Thông tin Bộ môn Thực vật
Đến 2013, bộ môn Thực vật có 10 người bao gồm 5 giảng viên, 1 nghiên cứu viên, 3 kỹ thuật viên và 1 nhân viên làm vườn theo hợp đồng. Các cán bộ trong bộ môn đã có chức danh học hàm, học vị bao gồm 1 Nhà giáo ưu tú, 1 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 2 Thạc sĩ và 3 Dược sĩ đại học.
3.Các hình thức thi đua khen thưởng
-Bằng khen của Bộ Y tế (2006, 2010)
-Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2009)
-Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam (2010)
-Huân chương Lao động hạng Ba (2012)
4.Trưởng/phụ trách và phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ
-Trưởng/phụ trách bộ môn qua các thời kỳ:
GS.NGND. Vũ Văn Chuyên (1963 - 1995) | TS. Võ Hồng Nga (1995 - 2000) | DSCKI. Lê Đình Bích (2000-2006) |
PGS.TS.NGƯT. Trần Văn Ơn (2006-2018) TS. Hoàng Quỳnh Hoa (2018 - nay) |
-Phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ
oDSCKI. Lê Đình Bích (1995-2000)
oTS. Nguyễn Thị Sinh (2000-2004)
oTS. Trần Văn Ơn (2004-2006)
oTS. Hoàng Quỳnh Hoa (2009 - 2018)
5.Cán bộ viên chức hiện nay
Trưởng Bộ môn TS. Hoàng Quỳnh Hoa | Giảng viên cao cấp PGS.TS. NGƯT. Trần Văn Ơn | ||
TS. Phạm Hà Thanh Tùng Giảng viên | ThS. Nghiêm Đức Trọng Giảng viên | ThS. Phạm Thị Linh Giang Giảng viên | |
DS. Chu Thị Thoa Kỹ thuậtviên | |||
6.Chức năng nhiệm vụ của bộ môn
6.1. Chức năng
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Thực vật, tổchức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.
6.2. Nhiệm vụ
6.2.1. Giảng dạy
- Xây dựng và phát triển học thuật liên quan đến Thực vật và Tài nguyên cây thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển của ngành và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
-Giảng dạy 8 môn học/chuyên đề chính thức là Thực vật (kể cả đại học chính qui, cao đẳng, liên thông, văn bằng hai), Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm thiên nhiên từ cây cỏ (chuyên đề tự chọn chính quy), Tài nguyên cây thuốc (cao học và học viên quốc tế), Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu (GACP) (chính quy, cao học), Thực vật dân tộc học ứng dụng (chính quy), Đa dạng sinh học cây thuốc (chính quy) ,Nuôi cấy mô cây thuốc (hệ cao học), Phân loại thực vật hiện đại (hệ nghiên cứu sinh).
- Đề xuất, biên soạn và biên soạn lại các chương trình, giáo trình, bài giảng, sách/tài liệu tham khảo liên quan đến Thực vật học và Tài nguyên cây thuốc theo phân công của Nhà trường hoặc tự xây dựng theo yêu cầu phát triển ngành và nhu cầu xã hội.
- Tổ chức đánh giá việc học tập của sinh viên, bao gồm: xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá, lưu trữ theo quy định của Nhà trường.
- Cập nhật, đổi mới và đào tạo nhân lực về phương pháp dạy - học và đánh giá.
6.2.2. Nghiên cứu khoa học
- Xây dựng và phát triển phương hướng nghiên cứu liên quan đến Thực vật học, Thực vật dân tộc học và Tài nguyên cây thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển của ngành và chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
- Đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu trong các lĩnh vực Phân loại và giám định cây thuốc (đặc biệt là phân loại dưới loài), Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP), Điều tra cơ bản tài nguyên cây thuốc, Bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc, Hiện đại hoá thuốc y học cổ truyền và các nhiệm vụ khác theo phân công của Nhà trường và ngành.
- Xây dựng, đăng ký, đấu thầu, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ liên quan đến các chủ đề đã nêu trên và các nhiệm vụ khác phù hợp với điều kiện của Bộ môn.
- Tổ chức hội nghị khoa học định kỳ hằng năm và tham gia hội nghị khoa học trong Trường, ngoài Trường và quốc tế liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn.
- Hướng dẫn chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.
- Xây dựng và phát triển hợp tác trong Trường, trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn.
- Cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ theo nhu cầu xã hội và quy định của pháp luật.
- Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn, gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với giảng dạy.
6.2.3.Tham gia phát triển Nhà trường và ngành
- Đề xuất, xây dựng theo phân công mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của Nhà trường, ngành trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của Bộ môn.
- Tham gia phản biện xã hội các chương trình phát triển ngành và kinh tế - xã hộiliên quan đến lĩnh vực hoạt động của Bộ môn.
- Tham gia rèn luyện sinh viên theo yêu cầu đào tạo toàn diện và đào tạo nhân tài theo yêu cầu, quy định của Nhà trường và ngành.
- Hỗ trợ thành lập và phát triển Lớp Chung tay phát triển dược liệu Việt Nam (từ năm 2015, tiền thân Câu lạc bộ Khởi nghiệp Dược).
- Tham gia tuyển sinh theo yêu cầu của Nhà trường.
- Tham gia các công tác khác theo yêu cầu của Nhà trường.
7.Phân công nhiệm vụ cán bộ viên chức
7.1. TS. Hoàng Quỳnh Hoa
-Vị trí công tác: Trưởng bộ môn.
-Nhiệm vụ: Quản lý, phụ trách chung, Giảng viên chính.
7.2. PGS. TS. NGƯT. Trần Văn Ơn
-Vị trí công tác: Giảng viên cao cấp
-Nhiệm vụ: Giảng viên cao cấp, Vườn Thực vật.
7.3. TS. Phạm Hà Thanh Tùng:
-Vị trí công tác: Giảng viên.
-Nhiệm vụ: Giảng viên, Giáo vụ sau đại học, Hợp tác quốc tế, Quản lý khoa học
7.4. ThS. Nghiêm Đức Trọng:
-Vị trí công tác: Giảng viên
-Nhiệm vụ: Phụ trách Giáo tài, Phòng tiêu bản, Giảng viên
7.5. ThS. Phạm Thị Linh Giang:
-Vị trí công tác: Giảng viên
-Nhiệm vụ: Phụ trách Thư viện, Giáo vụ đại học, Giảng viên
7.6. DS. Chu Thị Thoa:
-Vị trí công tác: Kỹ thuật viên.
-Nhiệm vụ: Kỹ thuật viên, Phục vụ các Phòng thí nghiệm.
25-09-2019