Chức năng nhiệm vụ Khoa Hóa phân tích và kiểm nghiệm thuốc

I. Tên đơn vị

- Tên Tiếng Việt: Khoa Hóa Phân tích và kiểm nghiệm thuốc
- Tên tiếng Anh: Department of Analytical Chemistry and Drug Quality Control
- Điện thoại: (04)38 24 11 10
- Email:
II. Chức năng
1.  Quản lý viên chức, người lao động và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa;
2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm:
  • Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ;
  • Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học/học phần (gọi chung là học phần) liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các học phần của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo;
  • Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Nhà trường;
  • Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;- Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

3.  Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghêk, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

4. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

5. e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa;

6. Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định của Bộ Y tế và Nhà trường;

7. ) Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị; đề xuất bổ sung trang thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học của khoa.

III. Nhiệm vụ

3.1. Hoạt động giảng dạy

  • Các môn học được phân công giảng dạy

Khoa Hóa phân tích và Kiểm nghiệm thuốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Hoá Phân tích và Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, môi trường và độc chất.

- Hệ đại học chính qui: các môn khoa học cơ sở, môn chuyên ngành đảm bảo chất lượng từ năm thứ 2 đến năm thứ 4;

- Hệ cao học: môn học chung của các chuyên ngành, các môn học bắt buộc và tự chọn của chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất;

- Hệ tiến sĩ chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất;

- Hệ chuyên khoa: môn học chung của các chuyên khoa, các môn học chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất.

Bộ môn Hoá Phân tích đảm nhiệm các môn học về kĩ thuật phân tích và ứng dụng của các kĩ thuật này trong lĩnh vực môi trường, độc chất, thực phẩm, y sinh dược học.

Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc đảm nhiệm các môn học liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng như: kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tiêu chuẩn hoá chất lượng chế phẩm thuốc, xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích thuốc trong chế phẩm, hiệu chuẩn thiết bị phân tích trong kiểm nghiệm, thực hành tốt phòng thí nghiệm.

  • Chương trình và giáo trình:

- Tổ chức xây dựng chương trình chi tiết cho các môn học được phân công. Biên soạn và biên soạn lại các giáo trình cho các môn học đó;

- Đề xuất nội dung và chương trình chi tiết cho các chuyên đề tự chọn hay chuyên đề đào tạo lại. Xây dựng chương trình chi tiết và biên soạn giáo trình cho các môn học mới được Nhà trường giao;

- Tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến về chương trình đào tạo cho Trường và hỗ trợ ngoài Trường khi được yêu cầu.

  • Kiểm tra thi và đánh giá

- Tổ chức xây dựng bộ câu hỏi phục vụ đánh giá kết quả học tập của người học một cách thường xuyên và cập nhật để từng bước hình thành ngân hàng câu hỏi thi;

- Đảm bảo các nội dung đánh giá phù hợp với nội dung giảng dạy và phân loại được người học;

- Tổ chức đánh giá theo đúng yêu cầu đã đăng ký trong chương trình chi tiết và các qui chế đào tạo;

- Tham gia đánh giá đề cương, đề tài tốt nghiệp của các bậc học theo sự phân công của Nhà trường;

- Quản lý và lưu trữ kết quả học tập của người học theo qui định.

  • Đảm bảo chất lượng đào tạo

- Thống nhất nội dung giảng dạy để đảm bảo mọi người học được cung cấp các nội dung cơ bản như nhau trong cùng một năm học;

- Nội dung giảng dạy phải luôn cập nhật được các kiến thức mới phù hợp với sự phát triển của thực tế và phải được thống nhất trong toàn khoa;

- Đẩy mạnh triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, có tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng trong khoa và cả trong phạm vi Nhà trường;

- Tích cực tạo điều kiện để người học có điều kiện rèn luyện kỹ năng tại phòng thí nghiệm và tiếp xúc tối đa với các trang thiết bị hiện có;

- Quản lý tốt tiến độ giảng dạy, phân công giảng dạy phù hợp với năng lực của các giảng viên;

- Theo dõi việc học tập của người học theo đúng các qui định của Nhà trường và qui chế đào tạo.

3.2. Hoạt động khoa học công nghệ

Khoa cũng tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn; tham gia các hoạt động tư vấn, đào tạo trong ngành, đào tạo theo nhu cầu của xã hội về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của khoa.

- Các giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu;

- Đề xuất và triển khai các nghiên cứu cơ bản về kỹ thuật phân tích trong các lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, môi trường, độc chất;

- Đề xuất và triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong phân tích thuốc và nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, môi trường, độc chất;

- Phối hợp hỗ trợ các đơn vị bạn trong nghiên cứu khoa học;

- Tham gia đánh giá nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;

- Tham gia các hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội, kết hợp hoạt động và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật với các cơ sở sản xuất.

3.3. Quyền hạn

Tổ chức thực hiện, liên kết, phối hợp thực hiện các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, tư vấn chuyên môn và các hoạt động khác theo khuôn khổ quy định của pháp luật, của cơ quan quản lý nhà nước và Trường Đại học Dược
IV. Quản lý đơn vị
Giao ban bộ môn thường xuyên, tối thiểu 2 tuần/lần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức giảng dạy. Phân công quản lý theo mảng công việc: giáo vụ, giáo tài, quản lý kỹ thuật viên. Có kế hoạch phân công giảng dạy cụ thể, theo dõi tiến độ thực hiện. Các giảng viên và kỹ thuật viên phải chấp hành các qui định hiện hành của nhà nước, nhà trường; có trách nhiệm thực hiện tốt và đúng tiến độ nhiệm vụ được phân công.
Xây dựng và phát triển phương hướng học thuật, quy hoạch phát triển dài hạn của bộ môn, xây dựng bộ môn vững mạnh về mọi mặt. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức của bộ môn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ngoại ngữ, tin học...Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của bộ môn. Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, bộ môn.


06-08-2022

135 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL